Địa chất đô thị

Title: Địa chất đô thị
Authors: Mai, Trọng Nhuận
Keywords: Địa chất;Địa chất đô thị;Đô thị
Issue Date: 2017
Publisher: H. : ĐHQGHN
Citation: tr. 1035 - 1041
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18501
Ngày nay, hầu hết dân cư thế giới sống tập trung tại các thành phố, thị trấn tạo thành những khu đô thị lớn. Ở một số thành phố còn tập trung số dân lên đến hơn 10 triệu người (Thành phố Tokyo, Nhật Bản) để thành những siêu đô thị (megaurban/megacity) (hình 1 và 2). Tại Việt Nam, quá trình đô thị hoá đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ, đặc biệt tập trung tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (lần lượt là 6.472.200 người và 7.123.340 người tính đến 1/4/2009). Việc tập trung với mật độ lớn dân cư ở một diện tích nhỏ đã đặt ra rất nhiều vấn đề, đặc biệt là sự tăng cao nhu cầu về nguồn nước cấp, không gian và công nghệ xử lý chất thải rắn và nước, không gian sống… Có rất nhiều vấn đề địa chất liên quan đến môi trường và cuộc sống đô thị như đặc trưng nền đất phục vụ xây dựng các công trình, ô nhiễm nước ngầm bởi các quá trình và thành tạo địa chất tự nhiên, vấn đề tác động của dâng cao mực nước biển và biến đổi khí hậu toàn cầu đối với các đô thị ven biển… Địa chất đô thị là khoa học nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc giải quyết các vấn đề này. Mỗi một thành phố được xây dựng trên nền những thể địa chất riêng biệt và xu hướng phát triển thành phố phải được gắn liền và phù hợp với đặc trưng nền địa chất đó. Ví dụ, các thành phố nằm trên các cảng biển có nền đá gốc như Hồng Kông, San Francisco, Canifornia (Hoa Kỳ), …; các thành phố nằm ở vùng cửa sông hoặc kênh đào như Alexandria (Ai Cập), New Orleans (Hoa Kỳ), Para (Brazil)… Địa chất cung cấp nhưng thông tin vô cùng quan trọng liên quan đến sức khoẻ, sự phồn thịnh của một thành phố và dân cư thành phố đó. Các vấn đề về cấp nước, xử lý rác thải, quy hoạch sử dụng đất, cải tạo đất hoặc các tai biến đều gắn liền với các thông tin địa chất mà địa chất đô thị cần cung cấp. Địa chất đô thị là chuyên ngành khoa học nghiên cứu các thông tin địa chất phục vụ quy hoạch và quản lý những vùng tập trung dân cư với mật độ cao (thành phố, đô thị) và vùng phụ cận (Bathrellos, 2007). Địa chất đô thị xuất hiện vào giữa thập kỷ 60 của thế kỷ 20 với mối quan tâm ngày càng tăng về những tác động của sự mở rộng môi trường đô thị hay sự phát triển của quá trình đô thị hoá. Khác với các nghiên cứu địa chất trước đó ở một vùng vùng đô thị, địa chất đô thị có sự tham gia của rất nhiều các chuyên ngành khoa học Trái Đất như địa chất công trình, địa mạo, địa chất thuỷ văn và địa hoá để nghiên cứu các quá trình liên quan đến sự cân bằng giữa môi trường địa chất và hoạt động của con người và làm thế nào để các hoạt động con người đạt được sự cân bằng đó (Belangé, 2004)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tội cướp tài sản theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (Trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội)

Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự

Địa hóa môi trường